Bộ nguồn của đèn led hay còn biết đến với cái tên driver đèn led, cùng với chip led là hai bộ phận quan trọng của một bóng đèn led.
Với hai bộ phận này, thông thường người ta thường chỉ chú trọng tìm hiểu về chip led nhiều hơn, vì đây là bộ phận phát sáng chính của đèn. Trong khi đó, lại có rất ít những thông tin hay kiến thức về bộ nguồn của đèn xuất hiện trên internet. Chính vì thế, với bài viết sau đây, VMT Việt Nam xin gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản nhất về driver led, giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình.
Led driver là gì ? Hoạt động ra sao
Các sản phẩm đèn led là nguồn cung cấp ánh sáng sử dụng điện áp thấp, nên trong quá trình hoạt động cần phải có điện áp hoặc dòng điện DC vận hành ổn định, tránh được sự dao động trong khi chiếu sáng. Ánh sáng phát ra từ đèn led có tỉ lệ thuận với dòng điện. Do đó, nếu có sự thay đổi đột ngột từ điện áp, sẽ dẫn đến sựu mất cân đối dòng điện trong chip led. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát sáng của bóng đèn, thay đổi ánh sáng chiếu ra.
Trong trường hợp nguồn điện cấp cho đèn led vượt quá mức cho phép của nhà sản xuất, đèn sẽ phát quang ánh sáng mạnh hơn bình thường. Tuy nhiên, việc đó đồng thời làm nhiệt độ tỏa ra cũng sẽ cao hơn, và điều này sẽ làm giảm độ bền cùng khả năng chiếu sáng nhanh chóng. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, khả năng chiếu sáng của đèn sẽ bị giảm lên đến 30% so với chất lượng ban đầu.
Một bộ nguồn led driver phổ biến
Chính vì vậy, yêu cầu về một thiết có khả năng chuyển đổi nguồn AC đến điện áp DC thích hợp, cùng với đó là chức năng điều chỉnh dòng điện hợp lý, cung cấp cho sản phẩm đèn ứng dụng công nghệ LED là hết sức cần thiết. Bộ driver cho đèn led sẽ giúp chuyển đổi điện áp xoay chiều sang điện áp DC thấp, và có khả năng bảo vệ khi có những dao động của dòng điện. Sản phẩm này tương tự như chấn lưu của đèn huỳnh quang vậy.
Về việc sử dụng bộ nguồn, bạn có thể dùng loại điện áp không đổi (10V, 12V, 24V) hoặc ổn định dòng điện ( 350mA, 700mA, 1A ). Các loại nguồn này được dùng cho các loại đèn led cơ bản hoặc các sản phẩm led chuyên biệt đều được.
Cấu tạo cơ bản của driver led
Để tìm hiểu cấu tạo mạch điện cơ bản của driver LED, chúng ta hãy cùng quan sát sơ đồ qua ảnh sau. Thiết kế mạch điện của một bộ nguồn led bao gồm 6 khối như sau:
Cấu tạo của driver đèn LED
- Khối 1: Cầu đi-ốt có chức năng chỉnh lưu, biến nguồn điện xoay chiều AC đầu vào thành dòng điện một chiều DC
- Khối 2: Bộ phận được coi như là trái tim của bộ nguồn driver bao gồm IC điều khiển cùng bộ đóng ngắt MOSFET. Nguyên lý hoạt động của khối là tạo nên những xung dao động một chiều, làm cho khối 4 hoạt động. Dòng điện khi có những sự thay đổi thì IC sẽ điều khiển đóng ngắt MOSFET sao cho phù hợp, để công suất tải luôn được đảm bảo. Với những bộ nguồn cơ bản thì IC và MOSFET sẽ được tích hợp chung vào một chip duy nhất, và IC không có khả năng bảo vệ phản hồi dòng. Với sản phẩm cao cấp hơn thì IC được lắp rời và có thể bảo vệ MOSFET bởi được trang bị phần phản hồi dòng.
- Khối 3: Khối có chức năng làm phẳng xung điện đầu ra của MOSFET. Có thể hiểu là, khi xung một chiều ra khỏi MOSFET, do hoạt động đóng ngắt của MOSFET, nên xung sẽ không phẳng mà bị nhiễu kim. Vì thế, khối 3 sẽ có tác dụng làm phẳng xung này, loại trừ nhiễu áp cao. Từ đó, có thể giúp tăng tuổi thọ của bóng đèn led. Lưu ý, chỉ những bộ nguồn cao cấp mới sở hữu khối này.
- Khối 4: Là khối điều chỉnh ngưỡng điện áp xuống mức hoạt động của đèn led: 10V, 12V hay 24VDC. Với những bộ nguồn thì chất lượng của biến áp cũng sẽ chính là chất lượng của sản phẩm. Biến áp càng tốt thì hiệu suất hoạt động của bộ nguồn càng cao.
- Khối 5: Là các bộ tụ điện lọc điện áp đầu ra. Hiểu một cách đơn giản thì dòng điện áp sau khi đi qua bộ biến áp vẫn còn là điện áp dao động. Sau khi đi qua các tụ điện này thì sẽ được san phẳng điện áp đầu ra, nhờ đó ánh sáng phát ra sẽ hoạt động được ổn định, không ảnh hưởng đến người dùng. Với các bộ nguồn kém chất lượng thì tụ điện sẽ không đủ lớn để xử lý, làm cho đèn nhanh có lỗi hơn trong quá trình sử dụng.
- Khối 6: Đây là đèn led
Một bộ driver led chất lượng cần có đủ 5 khối và đều đảm bảo sử dụng các linh kiện tốt. Để kiểm tra, bạn hãy dùng camera của điện thoại chiếu thẳng vào đèn nhằm kiểm tra độ chớp. Nếu như thấy có hiện tượng chạy sọc hay chớp thì điều đó có nghĩa là bộ nguồn không tốt. Cần lưu ý rằng, lỗi này là do phần nguồn chứ không phải do đèn, nên bạn chỉ cần thay bộ nguồn thôi nhé.
Để biết thêm những thông tin về cách sử dụng hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của đèn, các bạn có thể liên hệ với VMT Việt Nam để được tư vấn. VMT chuyên cung cấp các sản phẩm đèn led chính hãng, đảm bảo chất lượng. Khi mua hàng, bạn sẽ được chúng tôi giúp lựa chọn cho mình bộ nguồn phù hợp nhất cho đèn, về mặt công suất tiêu thụ cũng như cách dùng tốt nhất. Chúc các bạn tìm được cho mình lựa chọn ưng ý nhất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.